Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào,thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó.
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ,nghèo khổ,chứ ít ai nói giàu khổ cả. thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai,ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Cho nên, nếu ta thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, không bị cuốn theo quan niệm của xã hội, ta thấy hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất khiến ta có mặt ở trên đời này thì ta sẽ không bao giờ than khổ.
Cực cũng vậy, người ta vẫn thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta bỏ thêm thái độ của mình vào, ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người khác nên ta khổ. Ta chỉ so sánh, đòi hỏi, chứ không cần tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao ta lại cơ cực. Ta đã từng chứng kiến có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người ấy không thể tiếp tục lao động, thì họ vẫn vui lòng đem hết thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là khổ. Dù nhiều người cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, phải suy tính đủ điều mới gánh vác nổi công việc; nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay mà còn có công việc để làm,để suy tính thì đã là hạnh phúc lắm rồi.
Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ,như là một sự thật không thể thay đổi.ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta đau,nhưng nếu ta có lỗi với người ấy và sẵn sàng đón nhận thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại,tiền bạc mất trắng,ai mà chẳng đau vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu dành dụm suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa,nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và hoàn toàn chấp nhận.Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa,nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi,”đoạn trường thương đâu”. Nhưng nếu ta ý thức được hợp tan là chuyện nhân duyên, biết đâu đó cũng là cơ hội để hai người nhìn lại mà thay đổi chính mình để tao ra cái duyên mới trong tương tốt đẹp hơn.
Cuộc sống luôn có những điều hớp ý ta nhưng lại trái vớ sở thích người khác,hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác, hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại ngược với lòng ta. Ngay cả chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà ta còn không hiểu nổi. Có những cái trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ ta lại thích. Có những cái trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại chán ngán không muốn nhìn tới. Có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy rất hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì của cuộc đời này sẽ ra sao? vậy mà ta cứ cố gắng đòi hỏi cho bằng được mà ít khi nào chịu suy xét cặn kẽ những mong muốn của mình có thật sự hợp lý không,tức là nó có cần thiết và phù hợp với khả năng của tay hay hoàn cảnh hiện tại của ta không, và nó có ảnh hưởng hay liên quan đến người khác không. Vì vậy hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca, thật ra, chỉ vì nó bất như ý với ta mà thôi. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Cho nên thay vì than van ” khổ quá” thì ta hãy nên nói ” nó không như ý tôi ” mới đúng. Cách gọi này sẽ đánh động vào ý thức để giúp ta nhìn lại thói quen phản ứng của mình thay vì rượt đuổi theo đối tượng khác. Từ đó ta sẽ hiểu quan niệm ” đời là bể khổ ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến.
Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, mà ta phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực chung quanh từ bạn bè, gia đình, đến xã hội và cả thế giới bao la nữa. Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào,thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Hễ có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tàn để cho ai ? Lúc may mắn sao ta không tự hỏi xem mình có thật xứng đáng với thành quả này và có nên đón nhận nó hay không , mà khi gặp xui rủi thì ta lại khóc than ầm ĩ, đòi hỏi công bằng.Ta đã hưởng quá nhiều tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại chia cho kẻ khác,thiết tưởng đó cũng là lẽ đương nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt. Đối với những mất mát quá lớn tất nhiên ta phải cần có thời gian mới chấp nhận và cân bằng được. Nhưng có những điều quá đổi bình thường, nếu không nói là tầm thường, mà ta cũng than khổ thì đó là lỗi của ta. Trời mưa cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, chiều cao không như ý cũng khổ, mau già cũng khổ, không ai hỏi thăm cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ....
Tất cả chỉ do lòng tham của ta quá lớn mà nội lực của ta lại quá yếu kém nên nó đã dìm ta xuống khổ đau đó thôi. Ta đừng đổ thừa hoàn cảnh. Không ai có thể làm cho ta khổ được nếu ta có một hiểu biết đúng đắn và một khả năng chấp nhận đủ lớn. Để có khả năng chấp nhận rộng lớn đó ta cần phải biết " thu gọn" những mong cầu không cần thiết của mình. Ngay cả với những điều chính đáng, nếu không có nó mà ta vẫn sống vững vàng và hạnh phúc được thì ta cũng nên cố gắng khước từ để tâm ta bớt lệ thuộc vào hoàn cảnh, để khi hoàn cảnh biến động thì ta vẫn bất động. Ngoài ra ta cũng nên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn,hoặc tự tạo cho mình một cách nghĩ, một cách sống đừng quá cầu mong sự an toàn, để sức chịu đựng trong ta mau chóng lớn mạnh. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy nên khi bước vào đời không có chút vốn liếng kinh nghiệm nào để chống chọi với những khó khăn ,nghịch cảnh ,chỉ cần một tác động nhỏ xíu như bị chê bai là nó đã chao đảo và muốn bỏ cuộc ngay. Cũng như những loại cây mọc trên đấy tơi xốp trông xanh tươi mơn mởn nhưng chỉ cần một cơn gió lớn đi ngang qua đã gãy đổ; còn những loại cây mọc trên đá núi tuy dáng dấp khẳng khiu nhưng độ bám rất vững vàng,không gió bão nào xô ngã nổi. Cho nên ta không thể cầu nguyện cho cuộc đời dừng xô đẩy mình vào những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng ta có thề làm cho mình không bị ngã trước những sóng gió cuộc đời bằng một trái tim vững chãi.
Để có được trái tim vững chãi, ta phải bớt chạy theo những cái mình vốn ưa thích vá cố gắng chấp nhận những thứ mình vốn không ưa thích.Thích hay không thích đều là sự thể hiện của cảm xúc phục vụ cái tôi trong nhất thời,chỉ cần điều chỉnh lại nhận thức thì cái cảm xúc ấy sẽ tan rã ngay.Ta đừng vội kêu ca sống mà không hưởng thụ thì sống đề làm gì? Có ai cầm ta hưởng thụ đâu. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả,ta cứ dung dưỡng cho cái tôi yếu đuối đi rồi đừng hỏi tãi sao mình cứ khổ hoài. Lẽ dĩ nhiên,một người đã có trái tim vững chãi thì bao nhiêu danh lợi cũng không là vấn đề,họ có đủ bảnh lĩnh để vượt lên danh lời hay sử dụng danh lợi một cách hữu ích cho đời. Song ,thực tế số người có ý niệm muốn buông bỏ thói quen hưởng thụ rất hiếm, còn số người làm được lại càng hiếm hơn. Nhất là xã hội ngày nay, người ta dám đạp đổ thành trì đạo đức để tranh giành quyền lợi, bất chấp hậu quả xảy ra cho chính mình, con cháu mình hay người khác. Vì vậy mà con người sống ngày càng khổ hơn, cùng vì lẽ đó mà khổ đau đã vô tình trở thành bản trường ca bất tận, và không ai mà không một lần hòa giọng ngâm nga nó.
Đúng, khổ đau là một thực tại không ai chối cãi,nhưng tính chất của nó vốn không cố định của cuộc đời này.Thật ra không có gì là khổ đau cả, chỉ là guồng máy tâm thức trong ta vận hành sai lệch nên nó đã tạo ra những phản ứng chống đối lại những hoàn cảnh mà nó cho là trái nghịch. Rất may guồng máy tâm thức ấy là một hợp thề linh động nên có thể điều chỉnh được. Bắt đầu từ nhận thức đúng đắn trở lại về những gì liên quan đến mình luôn tương quan với vạn vật để nó không tiếp tục tạo ra những phản ứng ích kỷ. Đồng thời , nó cần có một khả năng quan sát và phân tích thật tình tường về những thói quen mà ta đã tạo dựng từ quá khứ đến nay.tiến trình tháo gỡ những tâm lý tiêu cực ấy chính là tiến trình vượt thoát khổ đau. Càng bớt tự ái tổn thương là càng bớt khổ đau, hết nghĩ cho cái tôi là hết khổ đau. Suy cho cùng ,ta cần phải biết ơn khổ đau, bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì hạnh phúc,vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh để ta có thể phát tiết hết bản năng sinh tồn tiềm ẩn của mình, cũng như hoa đào phải nhờ cái rét mùa đông mới tung cánh tỏa ngát hương khi nắng xuân về.
Nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình sợ hãi, nếu không bị xúc phạm ta sẽ khó biết mình nóng giận, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình dễ tổn thương,nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó biết mình yếu đuối. Thông qua bản năng sinh tồn mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên khổ đau.Tuy đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình sao cho hài hòa với vũ trụ, để ta có thề nắm tay nhau đi giữa thăng trầm của cuộc đời này nột cách thong dong tự tại. Vậy nên,tâm ta như thế nào ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy,vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra mà cũng từ tâm diệt đi.
Nếu không có khổ đau
Biết đâu là hạnh phúc
Nhờ mộng mị hôm nào
Ta tìm về tỉnh thức......
Album: Hiểu về trái tim (Understanding your heart)
Author: Minh Niệm
Track: 01 Title: Khổ đau (The suffering)
Reader: Quyền Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét