8 tháng 3, 2012

Chỉ Số EQ - Năng Lực Trí Tuệ Cảm Xúc

Yếu tố quan trọng để có được thành công không phải là những kiến thức chuyên môn bạn được trang bị ở trường học, cũng không phải là chỉ số thông minh IQ, thậm chí không phải bí quyết kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong sự nghiệp đó là Trí tuệ cảm xúc – EQ.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với bản thân mình. Trí tuệ cảm xúc còn bao gồm khả năng thấu hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của người khác, qua đó có thể thiết lập và kiểm soát các mối quan hệ được tốt hơn.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra lý thuyết khá toàn diện về Trí tuệ xúc cảm (Emotional Quotient – EQ hay Emotional Intelligence – EI). Salovery và Mayer đã định nghĩa năng lực cảm xúc ở khía cạnh có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân, của người khác và sử dụng những cảm xúc đó để định hướng suy nghĩ, hành động. Năm 1995, Daniel Goleman, nhà tâm lý học người Mỹ đã xác định cụ thể và hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên “Emotional Intelligence”. Theo đó trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 thành tố sau:

Hiểu rõ chính mình:
Thành tố này nhằm đánh giá khả năng đọc được cảm xúc của mình, biết đâu là điểm mạnh để phát huy, đâu là điểm yếu cần khắc phục, đánh giá mức độ tự tin của mỗi người. Hiểu được những điều đang được cảm nhận ở hiện tại để vận dụng chúng, tạo thành những phản xạ vô thức khi ra quyết định hay hành động. Đây là thành tố quan trọng để đánh giá trí tuệ xúc cảm.

Kiểm soát bản thân:

Thành tố này đánh giá khả năng làm chủ và điều khiển cảm xúc, khả năng tạo ra và duy trì những cảm xúc tích cực. Nó còn đánh giá mức độ kiên trì, tạm ngưng việc tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu. Đánh giá khả năng hồi phục sau khi bị những khủng hoảng tình cảm. Khả năng đánh giá mức độ chín chắn, khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi của hoàn cảnh.

Động lực thúc đẩy:
Thành tố này đánh giá khả năng tạo ra những đam mê trong công việc, cuộc sống. Đam mê được tạo ra thông qua việc hiểu ý nghĩa của cuộc sống, có đích sống rõ ràng giúp cho có được sự tận tâm, kiên trì, sáng tạo để vượt qua thử thách, vươn tới thành công.

Khả năng thấu cảm:
Thành tố này đánh giá khả năng hiểu được tâm trạng, ước muốn, nhu cầu và quan điểm của mọi người. Biết lắng nghe, luôn chân thành, cởi mở. Biết cảm thông và tôn trọng cá tính của người khác.  Điều đó giúp cho có được sự hòa hợp với những người xung quanh, tạo ra những nhóm làm việc hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố quan trọng của trí tuệ xúc cảm.

Kỹ năng xã hội:
Thành tố này đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng đến người khác. Phát hiện khả năng và triển vọng của mọi người để giúp cùng phát triển. Điều đó giúp cho việc duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Những khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ

Chỉ số thông minh – IQ Chỉ số xúc cảm – EQ
Khả năng nhận thức Khả năng cảm nhận
Ít thay đổi theo thời gian Có thể làm tăng thêm cùng với thời gian
Chỉ ở một phần của bộ não Ở nhiều khu vực trên bộ não
Cho biết những thành công trong quá trình sử dụng nhận thức của mình Tiên đoán toàn bộ thành công trong cuộc đời
Chi phối khả năng thu nhận kiến thức của mình Chi phối hành vi của mình và của người khác
Có sự ảnh hưởng nhỏ lên người khác Có thể có ảnh hưởng lớn hơn lên những người khác
Thích hợp cho việc quản lý chuyên môn Thích hợp cho việc quản lý mối quan hệ
(Nguồn : Trí tuệ cảm xúc - Daniel Goleman)

Đăng bởi: blue Vào lúc: 01:14 Danh mục:

2 nhận xét:

  1. Cái nào cũng thấy quan trọng cả, và quan trọng hơn cả là mình nhận biết được mình đang có cái nào và cần bổ sung cái nào. Cảm ơn vì bài viết !:)

    Trả lờiXóa
  2. Đôi khi sống chả biết mình muốn cái gì nữa, ngồi suy nghĩ thử mình đang muốn cái gì mà suy nghĩ hoài chẳng ra :-t

    Trả lờiXóa

Bình Luận Mới

Weblog forum mới nhất

Máy tính mới nhất

Cơ khí mới nhất

Nhãn